Hệ thống PCCC là một trong những công tác đặc biệt quan trọng và thiết yếu của tòa nhà, vì vậy Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ PSM đảm bảo vận hành và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Luôn luôn đảm bảo hệ thống PCCC của tòa nhà hoạt động bình thường đáp ứng được khả năng phòng cháy và chữa cháy khi có sự cố xảy ra.

1. Phương án quản lý hệ thống phòng cháy chữa cháy:

  • Xây dựng quy định về PCCC trong Tòa nhà, kế hoạch giám sát việc thực hiện nội quy của nhân viên đang làm việc tại Tòa nhà và Cư dân/Khách hàng.
  • Xây dựng phương án và quy trình khắc phục bằng lực lượng tại chỗ xử lý sự cố cháy, sơ tán con người, bảo vệ tính mạng con người và tài sản trong Tòa nhà.
  • Chủ động tuần tra, kiểm tra các thiết bị, hệ thống PCCC được trang bị tại Tòa nhà, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nếu có sự cố xảy ra.
  • Xây dựng phương án và quy trình phối hợp với Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp của Thành phố và hàng năm phối hợp tổ chức tập huấn tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng cơ sở và Cư dân/Khách hàng tại Tòa nhà.

2. Kiểm tra định kỳ các hệ thống kỹ thuật (Hàng tháng):

  • Kiểm tra hệ thống cung cấp điện.
  • Kiểm tra đường dây mối nối.
  • Kiểm tra trang thiết bị PCCC.
  • Kiểm tra sắp xếp lại thiết bị PCCC.
  • Bảo trì các hệ thống kỹ thuật….

3. Xây dựng phương án và huấn luyện công tác PCCC:

  • Tổ chức cho đội PCCC học tập tính năng tác dụng và cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ theo sự hướng dẫn của cơ quan PCCC chuyên nghiệp.
  • Thường xuyên diễn tập và học tập huấn luyện công tác PCCC, vận hành thành thạo các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác PCCC.
  • Kết hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tại địa bàn và lập phương án PCCC cụ thể chi tiết cho mọi tình huống có thể xảy ra.

4. Quy trình bảo trì hệ thống PCCC theo đúng quy trình của nhà cung cấp:

4.1. Bảo trì hệ thống báo cháy tự động:

  • Tháo đầu báo ra khỏi đế giữ, kiểm tra tình trạng thân vỏ phát hiện các dấu hiệu nứt, vỡ bất thường….
  • Vệ sinh lau sạch các cực tiếp xúc trên đầu báo, sử dụng bóng thổi khí vệ sinh làm sạch bụi bẩn trong buồng khí, đầu cảm biến, mắt thu phát hồng ngoại.
  • Siết chặt các điểm đấu nối dây tín hiệu của các cực tiếp xúc trên đế đầu báo.
  • Lắp trả lại đầu báo, kiểm tra tình trạng kết nối sau khi lắp lại.
  • Kiểm tra tình trạng thân, vỏ, phát hiện các dấu hiệu nứt vỡ bất thường, vệ sinh sạch sẽ bên ngoài, bên trong tủ.
  • Kiểm tra tình trạng tiếp xúc, siết chặt các điểm đấu nối dây tín hiệu trên các cầu đấu dây, các đầu giắc cắm trên các module, chuông, còi.
  • Sắp xếp bó gọn gàng dây tín hiệu trong tủ.
  • Kiểm tra tình trạng chung của tủ, các đèn báo, các phím bấm chức năng phát hiện các dấu hiệu bất thường (Màn hình mờ, nhòe, đèn báo không sáng, các phím không hoạt động khi tác động…).
  • Kiểm tra tình trạng, siết chặt toàn bộ các cầu đấu, cọc đấu dây tín hiệu, dây cấp nguồn trên các module trong tủ.
  • Kiểm tra tình trạng acqui dự phòng phát hiện các dấu hiệu phồng rộp, đo điện áp acqui đảm bảo duy trì trong khoảng 12 ÷ 12,5v/bình. Nếu có dấu hiệu hư hỏng tiến hành thay thế mới.
  • Kiểm tra, sắp xếp lại các thiết bị trong tủ gọn gàng, bó lai hệ thống dây điện chắc chắn, vệ sinh sạch sẽ trong, ngoài tủ.
  • Kiểm tra các thông tin trên màn hình hiển thị để xác nhận tình trạng kết nối của toàn bộ thiết bị đầu báo, hộp đập, chuông còi, các module giao tiếp liên động, các lỗi đang cảnh báo trên hệ thống (Nếu có) và thực hiện sửa chữa hoặc thay thế thiết bị hỏng.
  • Kiểm tra các thông số cài đặt trên phần mềm lập trình, cài đặt lại các thông số nếu có sự sai khác, thay đổi.
  • Thực hiện tác động thử mỗi tầng tối thiểu 01 đầu báo cháy hoặc nút ấn báo cháy.
  • Kiểm tra xác nhận tín hiệu báo cháy trên tủ trung tâm sau mỗi lần test đảm bảo các thông tin hiển thị trên tủ báo cháy chính xác với vị trí lắp đặt thực tế, địa chỉ cài đặt của đầu báo, nút ấn báo cháy tương ứng trên phần mềm.
  • Kiểm tra tình trạng của hệ thống chuông đèn báo cháy của tầng tương ứng khi test đảm bảo hoạt động theo đúng khu vực lập trình phát hiện các chuông đèn không hoạt động để sửa chữa hoặc thay thế.
  • Reset lại tủ báo cháy sau mỗi lần tác động test thử.

4.2. Bảo trì hệ máy bơm chữa cháy và đường ống cứu hoả:

  • Kiểm tra bệ đỡ và siết lại nếu cần
  • Kiểm tra hộp nối dây động cơ
  • Kiểm tra độ rung, ồn của bi.
  • Vệ sinh thân động cơ và cánh quạt làm mát.
  • Đo điện trở cách điện của các cuộn dây động cơ với vỏ tủ điện.
  • Kiểm tra khớp nối truyền động.
  • Tháo và vệ sinh phin lọc.
  • Kiểm tra tình trạng hệ thống van trước và sau bơm.
  • Kiểm tra tình trạng các khớp nối mềm.
  • Kiểm tra hệ phớt khi bơm chạy phát hiện sự rò rỉ và thay thế nếu cần.
  • Kiểm tra độ rung, độ ồn khi bơm chạy.
  • Kiểm tra các giá trị cài đặt của hệ rơ le áp xuất.
  • Kiểm tra đồng hồ áp lực trên hệ thống bình bù áp.
  • Kiểm tra xiết lại toàn bộ các điểm đấu nối.
  • Kiểm tra tình trạng khởi động từ, rơ le, công tắc chuyển mạch.
  • Kiểm tra tình trạng đèn báo, ký hiệu.
  • Kiểm tra các điều khiển liên động, các chế độ hoạt động tự động, bằng tay.
  • Kiểm tra thông số cài đặt của Rơle nhiệt.
  • Kiểm tra quạt thông gió tủ điện và làm vệ sinh.
  • Kiểm tra các dây điện trong tủ điều khiển.
  • Đưa bơm vào hoạt động và ghi chép các thông số vào báo cáo bảo dưỡng.
  • Đo dòng dòng  làm việc của động cơ.

4.3. Bảo trì hệ thống Thông gió:

  • Kiểm tra hoạt động các hệ thống đèn thoát hiểm, đèn chiếu sáng khẩn cấp.
  • Kiểm tra bệ đỡ và siết lại nếu cần, đảm bảo động cơ chắc chắn.
  • Kiểm tra hộp nối dây, đảm bảo các điểm nối phải chắc chắn, không bị move.
  • Kiểm tra độ rung, ồn của bi.
  • Vệ sinh thân động cơ và cánh quạt làm mát.
  • Đo điện trở cách điện của các cuộn dây, đảm bảo điện trở cách điện ³ 5 MW.
  • Kiểm tra cánh quạt, đảm bảo chắc chắn cho việc truyền động.
  • Kiểm tra các giảm chấn của lồng quạt, đảm bảo chắc chắn.
  • Tra dầu bơm mỡ cho các vòng bi của quạt, động cơ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra, vệ sinh toàn bộ khung, lắp của quạt, đảm bảo chắc chắn, sạch sẽ không bị rỉ sét, sơn lại nếu cần.
  • Kiểm tra tình trạng van điều áp, đảm bảo hoạt động trơn tru theo chế độ cài đặt.
  • Kiểm tra tình trạng của các van dập lửa firedamper, đảm bảo đóng mở trơn tru và theo đúng nguyên lý điều khiển khi có cháy.
  • Kiểm tra siết lại toàn bộ các điểm đấu nối.
  • Kiểm tra tình trạng khởi động từ, rơ-le, công tắc chuyển mạch.
  • Kiểm tra tình trạng đèn báo.
  • Kiểm tra các điều khiển liên động, các chế độ hoạt động tự động, bằng tay.
  • Kiểm tra thông số cài đặt của Rơle nhiệt.
  • Kiểm tra quạt thông gió tủ điện và làm vệ sinh.
  • Vệ sinh, bảo dưỡng biến tần (Theo hướng dẫn bảo dưỡng biến tần).
  • Đảm bảo các dây điện phải được bó gọn gàng hoặc được đưa vào máng.
  • Đưa quạt vào hoạt động và ghi chép các thông số vào báo cáo bảo dưỡng.
  • Đo dòng điện làm việc của động cơ.
  • Đo áp suất buồng thang từ điểm xa nhất đến điểm gần nhất.
  • Quạt làm việc ở tốc độ lớn nhất (50Hz) đối với quạt hút khói hành lang.
  • Vệ sinh toàn bộ phòng máy, đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ.

4.4. Bảo trì hệ thống đèn sự cố và đèn exit:

  • Cắt MCB cấp nguồn cho thiết bị.
  • Kiểm tra tình trạng bóng đèn báo nguồn.
  • Kiểm tra tình trạng bóng đèn chiếu sáng sự cố.
  • Kiểm tra tình trạng công tắc bật tắt nguồn, nút nhấn test đèn sự cố.
  • Kiểm tra tình trạng của acqui hoặc pin sạc.
  • Kiểm tra tình trạng các điểm đấu nối điện.
  • Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài đèn.
  • Test thử và kiểm tra thời gian chiếu sáng sự cố của đèn.
  • Đóng MCB cấp nguồn.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị.
 
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & DỊCH VỤ PSM
Tầng 6 – Tòa nhà 25T1 – Khu đô thị Đông Nam, Trần Duy Hưng – Phường Trung Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Điện thoại: 024.39362330    Fax: 024. 39362328
Hotline: 091 2083567 | Email: congtypsm@gmail.com

HOTLINE: 091 208 3567

TẢI VỀ BROCHURE

ĐỐI TÁC CỦA PSM HOLDING